PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SƠN

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

 

I. MỞ ĐẦU:

     Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá, … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     Để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong đơn vị thì Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai và thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường, là nơi tốt nhất để người giáo viên rèn luyện, nâng cao tay nghề, đồng thời tổ chuyên môn cũng chính là nơi quản lí theo dõi sát nhất chất lượng học tập của học sinh.

      Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng trong chương trình GDPT 2018.

     Nhằm tạo cơ hội cho giáo viên được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học, qua đó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triển khả năng sáng tạo, …Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh.

Chính vì vậy “ Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.

II. NỘI DUNG:                                                   

1. Quan điểm và mục đích đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

a) Quan điểm:

     Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là nơi GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh); Không tập trung vào việc đánh giá giờ dạy, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và tìm ra biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

Như vậy có thể nói đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Thực tế là việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của GV thông qua quan sát HS.

b) Mục đích:

- Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống.

- Nâng cao tay nghề GV và khả năng sáng tạo qua các lần sinh hoạt chuyên môn ở trường hoặc ở cụm.

- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập qua các hoạt động, GV quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh.

- Nâng cao chất lượng dạy - học và văn hóa ứng xử trong nhà trường.

2. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH

*Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

 a) Xác định mục tiêu:

 Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học, đặc biệt cần chú ý xây dựng mục tiêu về phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu.

b) Xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu (Thiết kế bài dạy minh họa): 

- Bài dạy minh họa không phải do một giáo viên thiết kế mà do giáo viên trong tổ cùng thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất.
- Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trình bước dạy theo SGK hoặc SGV mà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kế cho phù hợp.

- GV trong tổ thảo luận nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn... 

- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có) …

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, GV thực hiện dạy minh họa sẽ nghiên cứu, phát triển … các ý kiến góp ý của tổ CM. GV thực hiện hoàn thiện kế hoạch dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.       

*Bước 2. Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ

- Sau khi hoàn thành xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạy minh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp đã chuẩn bị trước.

- Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:

+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.

+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.

+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.

- GV dạy và dự cần quan sát việc học của tất cả học sinh, cách làm việc nhóm, thái độ tình cảm của học sinh...  Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của học sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của học sinh khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HS với tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học.

- Điều chỉnh thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên, người dự cần hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học tập của học sinh nhằm tìm cách giải quyết.

*Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học: những ý tưởng mới; những thay đổi, điều chỉnh về nội dung; phương pháp dạy học; những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa.

Sau đó, người dự suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ: 

- Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. 

- Thảo luận xem HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em).

- Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp.

- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.

- Không nên phê phán đồng nghiệp.

- Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ.

- Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận.

- Tổ trưởng không nên áp đặt, tạo cơ hội cho GV trong tổ phát biểu, có sự dẫn dắt để GV trong tổ cùng thảo luận.

* Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp

3. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học:

*Thứ nhất: Soạn kế hoạch, thực hiện giờ dạy minh họa và số người tham gia sinh hoạt.

- Nhóm GV hợp tác xây dựng kế hoạch;

- Cử GV thay mặt tổ dạy minh họa;

Không nên tổ chức sinh hoạt trong tổ số lượng người quá ít.

*Thứ hai: Cách dự giờ, cách chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp.

- Luyện tập cách quan sát và cách nắm bắt suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học;

- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến.

+ Không nên phê phán đồng nghiệp.

+ Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ.

          - Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

*Thứ ba: Tập trung phân tích các nguyên nhân và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.

- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng việc học của học sinh, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.

- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ theo hướng lấy HS làm trung tâm.

4. Hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học:

          NCBH là một mô hình bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho những người tham gia. Mục đích của NCBH là tìm hiểu những gì học sinh nghĩ, những gì học sinh tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ không phải là một bài học biểu diễn. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có những đóng góp và các ý tưởng đó cần phải được tôn trọng. Do vậy, bài học là thuộc về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy. Như vậy khi các thành viên tham gia vào NCBH thì sẽ kết hợp được những ưu điểm và cùng hoàn thiện bài học hơn. Thông qua NCBH, giáo viên cảm thấy tập trung hơn vào bài học và tăng sự thích thú trong công việc dạy học.

          NCBH là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể nên thông qua quá trình hợp tác với các giáo viên trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ sung từ ý kiến của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải thiện. Giáo viên phải cùng nhau thảo luận về những biểu hiện có thể có ở học sinh trong quá trình học để có những phương pháp dạy học cho phù hợp.

          NCBH đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách học sinh biểu hiện với các tác động, giáo viên tham gia có nhận thức đầy đủ hơn về cách học sinh học và suy nghĩ cũng như cách học sinh hiểu bài, đáp lại những cái giáo viên dạy. Hơn nữa, tham gia nghiên cứu bài học giúp giáo viên học được cách quan sát, không phải là quan sát những cái bề ngoài hời hợt mà là quan sát quá trình học sinh học những cái họ dạy. Giáo viên học được cách phân tích, rút ra kết luận, sửa đổi từ những số liệu quan sát được. Ngoài ra, tham gia NCBH giúp giáo viên nâng cao kĩ năng thiết kế công cụ dạy học để làm cho học tập và tư duy của học sinh trở nên dễ hiểu đối với giáo viên và có thể nhìn thấy được.

          NCBH thúc đẩy, duy trì sự hợp tác giữa các giáo viên, giúp các giáo viên phát triển kĩ năng làm việc nhóm, góp phần phát triển không khí hợp tác, đoàn kết trong nhà trường. NCBH tạo ra cộng đồng học tập, văn hóa học tập và củng cố tình đồng nghiệp trong nhà trường. Tham gia vào NCBH giáo viên thực hiện vai trò của người nghiên cứu, cải tạo thực tiễn và họ trở nên vững vàng hơn về chuyên môn,  nghiệp vụ, tăng sự chuyên nghiệp của giáo viên và giúp giáo viên tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề của thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học của mình.. Nghiên cứu bài học tạo cơ hội cho giáo viên có thể quan tâm tới tất cả các học sinh trong lớp, tạo cơ hội phát triển cho mọi học sinh. Và dẫn tới hệ quả tất yếu là nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

           Qua việc NCBH chúng ta có thể nhận ra tính ưu việc của NCBH so với các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. NCBH xuất phát từ thực tiễn cần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên. Thông qua NCBH giáo viên được hợp tác cùng nhau, làm việc cùng nhau để xây dựng một kế hoạch bài học hoàn chỉnh. Phát huy được năng lực chuyên môn của tập thể, giúp GV rèn luyện, củng cố, phát triển kĩ năng quan sát; hiểu học sinh hơn. Đồng thời, giúp GV tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của học sinh làm trung tâm khi tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

 

 

 

III. KẾT LUẬN:

       Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tự tin hơn, không bị áp lực thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

                                                                                                  Người viết

                                                                                             Lê Thị Thúy Điệp


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 1 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa chung khí thế thi đua sôi nổi của phụ nữ trên cả nước hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Hội Liên hiệp phụ Nữ Việt Nam 20/10/1930 – 20/10/2023 và thiết thực chào mừng Đại hội Công đ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 53 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng và đầy màu sắc của người dân Việt Nam. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, đốt ... Cập nhật lúc : 16 giờ 9 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 23/9/2023, trường TH An Sơn đã tiến hành tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2023-2024. Đây là hoạt động thường niên và cũng là một trong những hoạt động có ý ng ... Cập nhật lúc : 19 giờ 28 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sa ... Cập nhật lúc : 7 giờ 4 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Muỗi vằn là thủ phạm lây truyền bệnh, thường sinh sản ở môi trường nước sạch, không đ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 5 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng 5/9/2023, Thầy trò Trường Tiểu học An Sơn sôi động trong ngày hội lớn – Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 18 giờ 55 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng nay, 05/09/2023, thầy Nguyễn Xuân Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường đã đọc diễn văn khai giảng năm học 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 18 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 21/8/2023 Liên đội trường Tiểu học An Sơn hân hoan chào đón 113 em học sinh lớp 1 thân yêu. ... Cập nhật lúc : 17 giờ 30 phút - Ngày 21 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
Từ ngày 05 - 11/4/2023, cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 07 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiế ... Cập nhật lúc : 9 giờ 57 phút - Ngày 16 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề kiểm tra lớp 1 năm học 2018-2019 Giáo viên Mạc Thị Lý
Truyện ngắn dự thi Em tập sáng tác 2019 "Chuyện Bố kể"
Truyện ngắn dự thi Em tập sáng tác 2019 "Cô Tiên của tôi"
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối học kì I lớp 5
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II lớp 5
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II lớp 5
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II lớp 5
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II lớp 5
"Bức thư đến từ tương lai" Bức thư tham gia UPU lần thứ 47
Tham luận về dạy học buổi hai 2017-2018
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Quy chế làm việc cơ quan năm học 2024-2025
Quy chế dân chủ năm học 2024-2025
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán ngân sách Quý II năm2024
Quyết định về việc công bố công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm
QUYẾT ĐỊNH Về việc cử cán bộ giáo viên, học sinh tham gia cuộc thi "Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi" cấp huyện năm học 2023 - 2024
Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023
Đơn xin chuyển trường: Nguyễn Đắc Thành 2d->Trường TH Thái Tân
QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài sản công năm 2023
QUYẾT ĐỊNH Về việc cử cán bộ, giáo viên nhân viên trực tết Giáp Thìn 2024
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI “ XUÂN GẮN KẾT- TẾT YÊU THƯƠNG” NĂM HỌC 2023 – 2024
QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong nhà trường từ năm học 2024 - 2025
KẾ HOẠCH Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng từ năm học 2024 - 2025
KẾ HOẠCH Mua sắm tài sản, vật tư, sách tài liệu, thiết bị, công nghệ năm 2024
Kế hoạch Tổ chức triển khai xây dựng "Tủ sách tái sinh" năm học 2023-2024
QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm tổ phó tổ 4+5 kỳ 2 năm học 2023 - 2024 Đ/c Phương
12345678910...